Nhà phân phối

Mô hình chăn nuôi heo hiệu quả bằng đệm lót sinh học

Mô hình chăn nuôi heo hiệu quả bằng đệm lót sinh học. Mô hình chăn nuôi lợn hiệu quả kinh tế cao này, nhằm chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến cho các trang trại, hộ chăn nuôi lợn tại Vĩnh Phúc, từ tháng 8/2014.

Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng thực sự đang mang lại hiệu quả kép đó là: Nâng cao hiệu quả về kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đây là hai yếu tố quan trọng hàng đầu đối với người chăn nuôi. 
Mô hình chăn nuôi heo hiệu quả

Các hộ dân tham gia mô hình trên diện tích nền chuồng chăn nuôi cũ trước đây, được hỗ trợ cải tạo lại kiểu chuồng hở, nền đất với diện tích 1,3m2/con, sát trùng chuồng trại. Tiến hành làm đệm lót bằng trấu, mùn cưa, với chế phẩm sinh học : Rải lớp trấu dày 40cm, phun nước sạch lên, dùng cào đảo cho khối nguyên liệu ẩm đều và làm phẳng mặt đạt độ ẩm 40%, tưới đều 100 lít dịch men, sau đó rải đều một phần cám ngô có trong dịch men lên trấu; tiếp tục rải mùn cưa dầy 30cm lên lớp trấu; phun nước sạch và đảo đến khi đạt độ ẩm 20%, rải đều 5kg cám ngô qua xử lý, tưới đều 100 lít dịch men còn lại lên lớp mùn cưa, làm phẳng, đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc nylon, là quá trình lên men sẽ được thực hiện.

Theo đánh giá của các hộ dân tham gia mô hình: So sánh giữa 3 hình thức chăn nuôi: nuôi lợn trên đệm lót sinh học; nuôi lợn trên nền xi măng (đối chứng) và nuôi có hệ thống biogas xử lý chất thải; được theo dõi mùi hôi, tỷ lệ bệnh, mức độ tăng trọng, chi phí và lợi nhuận. Kết quả cho thấy: kỹ thuật nuôi lợn nuôi trên nền đệm lót sinh học tăng trọng tốt nhất. Mặt khác về khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về hình thức nuôi bằng đệm lót sinh học, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên nền đệm lót sinh học cũng tốt, lợn không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng.

Như vậy, thay vì nuôi trên nền xi măng hoặc nền gạch, phải tắm, dọn phân mỗi ngày thì mô hình nuôi lợn trên nền chuồng bằng đất nên tiết kiệm được chi phí này. Theo tính toán: “Với mô hình này, người nuôi có thể tiết kiệm 80% nước, 60% nhân lực, 10% chi phí thức ăn, thuốc thú y phòng trừ dịch bệnh. Đặc biệt, trong đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi nên sẽ rất hiệu quả trong phòng, chống các bệnh dịch hại, như: Lở mồm long móng, tai xanh, cúm... Chi phí lót và dung dịch men vi sinh thấp, với hơn 1 triệu đồng/chuồng 20m2, có thể nuôi 22-24 con lợn nhỏ hoặc 16-18 con lớn”. Lớp đệm lót và men vi sinh tác dụng nhằm phân giải phân, nước tiểu do vật nuôi thải ra, hạn chế sinh khí hôi, thối; ức chế và tiêu diệt sự phát triển của vi sinh vật có hại; giữ ấm cho vật nuôi. Mô hình không, hoặc ít gây ô nhiễm môi trường vì các chất thải từ chăn nuôi không ra môi trường, không có mùi hôi, hạn chế ruồi muỗi. Đặc biệt, tạo ra sản phẩm thịt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có màu, mùi vị gần với chăn nuôi hữu cơ. Sau một thời gian sử dụng, các chất đệm lót được đưa ra và sử dụng bón cho các cây trồng như phân hữu cơ vi sinh rất tốt nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Tuy nhiên, khi thực hiện mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học cần chú ý một số điểm như sau:

- Thiết kế đệm lót: Các nguyên liệu làm chất độn phải đảm bảo tiêu chuẩn: có độ sơ cao, có độ trơ cứng không dễ bị làm mềm nhũn và có lượng chất dinh dưỡng nhất định, không độc, không gây kích thích.

Mùa đông sau khi làm xong đệm lót có thể thả lợn vào ngay vì trời lạnh sự lên men chậm do vậy tận dụng nhiệt độ của lợn để làm tăng lên men. Mùa hè thì trong 1 – 2 ngày đầu đã lên men mạnh đạt nhiệt đô trên 400 C. Dưới độ sâu 30cm có thể đạt nhiệt độ 700 C, nhưng chỉ duy trì trong thời gian ngắn. Sau khi lên men kết thúc, tiến hành bỏ bạt phủ, đồng thời cào cho lớp bề mặt (sâu khoảng 20cm) cho tơi, để thông khí sau 1-2 ngày mới thả lợn.

- Quản lý đệm lót: phải đảm bảo độ ẩm của đệm lót tầng trên cùng luôn giữ độ ẩm ở 20% để đảm bảo sự lên men tiêu hủy phân tốt. Phải đảm bảo độ tơi xốp của đệm lót có như vậy thì sự tiêu hủy phân mới nhanh. Phải thường xuyên quan sát phân lợn. Đặc điểm của nền đệm lót là khi phân thải sẽ được vùi lấp do sự vận động của lợn. Tuy nhiên, nếu phát hiện thấy phân nhiều ở một chỗ cần phải nhanh chóng dải đều và vùi lấp. Căn cứ vào mùi đệm lót để xác định nó hoạt động tốt hay không, bằng cách khi ngửi thấy có mùi của nguyên liệu kèm mùi của phân lên men, không có mùi thối là đệm lót hoạt động tốt. Nếu còn phân và có mùi thối là lên men không tốt, cần phải khắc phục như sau: Xới tung đệm lót ở độ dày 15 cm để cho tơi xốp trong trường hợp có kết tảng và độ ẩm cao, sau đó bổ sung thêm dịch chế phẩm men.

- Chống nóng trong mùa hè: lát gạch hoặc láng xi măng khoảng 1/3 diện tích nền chuồng để làm chỗ nằm cho lợn khi nhiệt độ bên ngoài quá cao. Dùng quạt hoặc lắp hệ thống phun mù với các đầu phun được lắp đặt ở từng ô chuồng. Mở toàn bộ cửa để đảm bảo lưu thông không khí.
Như vậy triển khai mô hình kỹ thuật chăn nuôi trên đệm lót sinh học có hiệu quả về mặt kinh tế cao hơn vì tiết kiệm rất nhiều công lao động, nguyên liệu đầu vào cho chi phí sản xuất. Kỹ thuật chăn nuôi trên đệm lót sinh học với việc làm chuồng chuẩn bị đệm lót và chăm sóc vật nuôi đơn giản, người nuôi hoàn toàn có thể áp dụng tốt. Trong thời gian tới  cần tiếp tục mở rộng phạm vi trên tất cả các xã, phường trên địa bàn Tỉnh, mở rộng phạm vi với nhiều đối tượng vật nuôi khác, để thấy hiệu quả của việc sử dụng đệm lót sinh học và phổ biến các lợi ích của việc nuôi lợn trên đệm lót sinh học trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Để được cung cấp các sản phẩm tốt, mời quý khách liên hệ:
=================== ====== ====== 
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TUẤN TÚ 
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội. 
☎ ĐT: 02422050505 –  0914567869 
☎ Zalo: 0914567869 
🌐 Website: http://maynhanong.com/
=================== ====== ====== 
Share this article :
 
Thành lập © 2014. MÁY BĂM NGHIỀN THỨC ĂN ĐA NĂNG - Quản trị Website
Thông tin liên hệ | Nguyễn Dung | ĐT: 0339 890 699 | Email: dung9294@gmail.com
Thiết kế web: Nguyễn Dung
Được cung cấp bởi: Blogger
Top